Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Chế độ ăn uống của người có thai như thế nào và cần phải kiêng khem những gì?

   Chế độ ăn uống thật tốt cho người có thai là rất quan trọng vì không những nuôi cho người mẹ mà còn nuôi dưỡng thai nhi để phát triển. Vì vậy, trong lúc có thai người mẹ cần phải cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho thai và phần nào dự trữ có đủ sữa nuôi con sau này.

   Ở nước ta từ vùng núi đến vùng đồng bằng và vùng biển, nơi nào cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng tuy khác nhau nhưng đều có đủ chất đạm chứa trong các loại thịt động vật như: thịt lợn, gà, vịt, trâu, bò, tôm, cua, cá, ốc... trong trứng và sữa, ngoài ra chất đạm còn có trong thực vật như: đậu xanh, đậu tương....

   Người có thai còn cần rất nhiều sinh tố mà ở nước ta thì ở đâu cũng có hoa quả tươi như: cam, bưởi, quýt, xoài, nhãn, vải, chuối, đu đủ... cũng như các loại rau xanh: bắp cải, su hào, rau muống... Các loại hoa quả và các loại rau tươi đều cung cấp nhiều loại sinh tố khác nhau rất cần cho cả mẹ và thai nhi. Có điều trong lúc có thai cần phải chế biến và lựa chọn phù hợp với khẩu vị của từng bà mẹ để làm sao cho các bà mẹ không chán ăn.

   Chỉ nên kiêng các thức ăn không đảm bảo như:các thịt động vật đã bị chết, thịt đã bị ôi, tôm cá bị ươn. Nên uống các nước giải khát từ hoa quả tươi hoặc nước khoáng, nên kiêng uống các loại rượu, bia và các gia vị kích thích như ớt, hồ tiêu...

   Cần chú ý: khi thai càng nhiều tháng thì người mẹ càng chóng no và càng chóng đói vì dạ con đẩy dạ dày lên cao, cho nên phải ăn nhiều bữa mới đảm bảo đủ chất cho mẹ và cho thai.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Những diều nên biết về bệnh vô sinh

Vô sinh là gì?

-  Vô sinh là tình trạng không có thai sau một thời gian chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Xưa kia thời gian quy định là hai năm, hiện nay người ta quy định là một năm.

-   Người ta chia ra làm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát; vô sinh nguyên phát là chưa hề có thai lần nào sau một năm sây dựng gia đình; vô sinh thứ phát là chưa có thai lại sau lần có thai trước được một năm.
Ngoài ra, những trường hợp có nguyên nhân rõ ràng thì không cần tính mốc thời gian. Thí dụ: vợ bị vô sinh, chồng bị liệt dương, v.vv thì cần điều trị vô sinh ngay.

Vô sinh có phải do người vợ không?

-  Không những ở việt nam mà còn ở hầu hết trên thế giới, người ta quan niệm rằng: vô sinh là do người vợ với lí do người ta thấy người chồng vẫn có khả năng giao hợp nên vẫn còn khả năng sinh sản. Nhueng qua các thống kê thấy nguyên nhân do người vợ chiếm 40%, do người chồng 40% và còn 20% do cả hai vợ chồng. Như vậy nguyên nhân giữa nam và nữ là như nhau.

Những nguyên nhân gì gây vô sinh ở nữ giới?

-  Ở người vô sinh nguyên phát có thể do không có rụng trứng hoặc hiếm có rụng trứng.
-  Ở người vô sinh thứ phát nghĩa là đã có sẩy thai, đẻ rồi thì phần lớn là do tắc vòi trứng do viêm nhiễm từ những lần sẩy thai, đẻ trước gây ra.

Nếu vô sinh do nữ giới thì có chữa được không?

-  Hai nguyên nhân chính về phía nữ giới là không rụng trứng hoặc tắc vòi trứng, có thể chữa được trong những trường hợp nhẹ, với những trường hợp nặng thì rất khó. Thí dụ: teo cả hai bên buồng trứng, tắc suốt dọc vòi trứng hai bên, trường hợp này phải cấy trứng của người khác hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Những nguyên nhân gì gây vô sinh ở nam giới?

-  Trước hết là không có tinh trùng hay tinh trùng yếu, tinh trùng ít. Còn nguyên nhân liệt dương thì không cần phải khám xét vì cả hai vợ chồng đều biết. Có điều cần lưu ý là không phải người nào có khả năng giao hợp bình thường cũng đều có tinh trùng mà đôi khi người có tinh trùng rất tốt lại bị liệt dương.

Nếu vô sinh do nam giới thì có chữa được không?

-   Nếu người nam giới hoàn toàn không có tinh trùng hoặc tinh trùng chết gần hết thì không chữa được mà phải làm thụ tinh nhân tạo cho người vợ bằng tinh trùng người khác
.
-   Nếu do tinh trùng yếu và ít thì dùng nội tiết và vitamin E cũng có kết quả phần nào, nếu không thì có thể làm thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng chọn lọc của người chồng.

-   Nếu người chồng bị liệt dương không chữa được thì lấy tinh trùng của người chông làm thụ tinh nhân tạo cho vợ

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cách chọn cá cho các bà nội trợ

Cách chọn các loại cá để có 1 món ăn chế biến từ cá ngon miệng
Để có được một món cá ngon, không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến, mà còn cần phải biết cách lựa chọn cá và tẩm ướp cá trước khi nấu nướng. Đó là kinh nghiệm và cũng là nghệ thuật.

Cá có 3 loại: cá đồng, cá sông, cá biển.

Cá đồng: có hai loại: cá ruộng và cá nuôi.

Cá ruộng thịt thơm và nghọt.

Cá nuôi thịt lạt, khi nấu lên thịt cá không ngon.

Cá đồng thường ăn là cá chê và cá lóc

Cách lựa cá:

Cá trê ruộng: con tròn mập và vàng, trọng lượng cá không nặng, da bóng mượt….

Cá trê nuôi: con dẹp, trọng lượng cá nặng, da trắng mốc.

Cá lóc ruộng: con nhỏ(nặng nhất 1 kg).

Cá lóc nuôi: con to (trọng lượng gần 2 kg)

Cá đồng khi mua cá vẫn bơi trong nước là cá ngon.

Cách làm cá:
Đặc điểm của cá đồng là da nhờn, vì vậy khi làm cá phải thật kỹ, nếu không khi nấu cá sẽ tanh rất khó ăn.

Cá chê: có 3 cách làm:

*Cho cá vào nồi, cho tro vào đậy nắp, lắc đều khi cá hết vùng vẫy thì lấy cá ra, lúc đó thì chặt mõm cá, móc mang, ruột và cục máu tanh nằm trên cùng của ức cá. Khi rửa cá trong nước lạnh, dùng con dao cạo cá thật kỹ để cá sạch nhớt.
*Dùng muối xát vào thân cá, rửa sạch muối, chặt mõm cá, móc mang, ruột và máu tanh, rửa sạch cá và làm sạch máu đọng trong đầu cá ( vì trước khi xát muối vào cá, phải đập cá chết). Dùng dao cạo cá đến lúc hết nhớt.
*Sauk hi đập chết cá, chặt mõm, móc mang, ruột và máu tanh, cho cá vào thau nhỏ đựng giấm vừa đủ, dùng dao cạo cá sạch nhớt, rửa lại nước lạnh nhiều lần, trong khi rửa để ý làm sạch máu đọng trong đầu cá.
- Cá lóc:
Sauk hi đập chết cá, đánh vẩy, móc mang, bỏ mật, xé bụng cá 1 đường dài tới đuôi, gỡ 2 đường máu nằm bên xương sống, dùng muối xát vào thân và bụng cá, rửa lại nước lạnh nhiều lần, trong khi rửa dùng dao cạo thân cá sạch nhớt.

Cá sông và cá biển:

Cách lựa cá: khi đi chợ mua cá nên lựa cá theo cách sau:

+ Mắt cá trong và không tối
+ Mang cá hồng tươi
+ Vẩy cá ánh mầu lân tinh
+ Bụng cá không bể
Làm cá: cá sông và cá biển sau khi móc mang, chặt vây và mõm, đánh vẩy móc ruột, pha nước lạnh với muối để rửa cá, rửa lại bằng nước lạnh đến lúc nước trong.

Ướp cá:

Những vùng gần sông và biển cá thường rất tươi, nên khi nấu canh hoặc kho cá không cần phải ướp, chỉ cần nấu nước sôi nêm gia vị rồi thả cá vào, nấu hoặc kho như vậy cá sẽ không mất hương vị đặc trưng của cá.



Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Gỏi Cá Rựa


Vật liệu:

- 1 con cá rựa 300g.
- 100g thính gạo rang.
- 1 nhánh gừng, vài cọng hành.
- 1 củ tỏi, 1 trái ớt chin đỏ.
- 2 trái chanh tươi
- 1 trái khế, 1 trái chuối chát.
- 1 miếng thơm nhỏ.
- 10 chiếc bánh tráng mỏng.
- 1 cây xà lách, rau thơm.
- 100g gan heo, 100g tương bắc.
- 3 viên cơm rượu, 50g đường trắng.
- 50g mè rang vàng, 100g mỡ.
- Một chút ớt bột đỏ và cay.

Cách làm:

- Chọn cá rựa nhỏ và thật tươi, làm sạch để qua nước sôi để ráo, lấy dao thật bén róc hai bên thịt cá từ đầu đến đuôi (bỏ xương). Thịt cá thái thật mỏng (thái ngang), cá thái xong để vào tô lớn.

- Gừng thái ơhỉ, ớt tỏi băm nhuyễn, vắt nước hai quả chanh, trộn tất cả vào cá để 30 phút cha cá săn lại, lấy khăn vải thưa để cá vào vắt cho thật ráo, lấy tô đựng nước cá. Vắt cá xong trộn thính vào dọn cá ra đĩa.

- Rau nhặt sạch, chuối khế thơm cắt lát mỏng dọn kèm theo đĩa rau và bánh tráng.

Cách làm nước chấm:

- Gan và tỏi băm nhỏ, cho mỡ vào chảo, mỡ nóng để ớt bột vào xào, rồi lại đến tỏi, gan; xào chin gan đổ tương đường. Cơm rượu tán nhuyễn, cho tương sôi đều nêm btj ngọt, bắc xuống để nguội múc cá ra chén rải mè lên trên. Khi ăn lấy bánh tráng sắp cá, rau và các thứ cuốn tròn chấm với tương

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Cá nấu nui

canaunui

Vật liệu:

- 200g chả cá thu.
- 1 đầu cá.
- 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo.
- 100g hành tím, 1 quả cà chua.
- 100g nui ngôi sao.
- 100g. bông cải.
- 1 muông cà phê bột mì.
- 1 nắm hành lá, 1 trái ớt xanh.
- Muối, tiêu.

Cách làm:

- Chả cá cắt miếng vuông, Cà rốt dưa leo và hành tím chần qua nước sôi có pha một chút muối, vớt ra để ráo, Cá rốt cắt khoanh, dưa leo chẻ dọc cắt miếng, hành tím nguyên củ, xiên tất cả vào que tre.

- Rửa hành lá, bông cải, ớt, cà chua, tất cả cắt nhỏ. Cá làm sạch rửa để ráo. Nấu nước sôi cho cá và hỗn hợp rau vào xoong nấu trên lửa nhỏ 45 phút, lọc lấy nước dung.

- Luộc nui chin đổ ra rổ cho ráo, bột mỳ khuyấy tan trong nước lạnh. Nấu sôi nước hầm cá đổ bột mì vào khuấy trong 1 phút, cho nui vào nêm muối tiêu, nhắc xuống dọn ra đĩa. Xếp hành tím và cá xiên lên rắc tiêu dung nóng

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Lẩu cá tai tượng

laucataituong

Vật liệu:

- 1 con cá tai tượng
- 600g xương heo
- 1 nắm rau đắng
- 1 vắt me, 5 trái dậu bắp, 2 trái cà chua
- Đường, ớt cắt khoanh, muối
- 100g hành lá
- Rau om, quế, ngò gai
- Rau om, quế, ngò gai
- Bún tươi

Cách làm:

- Cá làm sạch rửa cắt khoanh dày. Đậu bắp rửa cắt xéo, cà rửa cắt mũi cam, rau đắng lặt rửa để ráo, me dằm lược lấy nước, hành lá rửa sạch để nguyên cây: đập dập củ, lá gấp khúc cột lại.

- Xương rửa sạch. Cho xương  vào xoong nước lạnh với hành lá và 1 muỗng cà phê muối, nấu sôi hớt bọt. Để nhỏ lửa nấu 30 phút nhắc xuống, luộc nước qua lẩu nêm me và gia vị.

- Bầy lẩu ra bàn với đĩa đậu bắp, cá, cà chua, rau đắng, 1 chén nước mắm có ớt cắt khoanh, Châm lửa đun cho nước trong lẩu sôi lên thả cá vào, cá chin cho đậu bắp, cà, rau đắng vào cùng các loại rau nêm.

- Dọn lẩu ăn với bún và nước mắm ớt xắt khoanh

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Lẩu bong bóng cá

laubongbongca

Vật liệu:

- 1 hộp bong bong cá 250g
- 3 lít nước súp gà
- 12 con tôm bạc thẻ, 150g ruột sò long
- 100g da gà, 100g thịt nạc heo
- 50g bún tàu, 5 tai nấm đông cô
- 2 củ năng, 2 lá cải bắp thảo, 1 muỗng canh bông hẹ
- 2 khoanh cà tím, muối, ớt  băm

Cách làm:

- Bong bong cá đổ ra rổ để ráo; tôm lột vỏ bỏ đầu và chỉ đen trên lưng, rửa tôm và ruột sò với nước muối để ráo; nấm đông cô ngâm nước lạnh cắt bỏ cuống thái sợi; thịt heo + da gà luộc chin thái sợi; cà gọt vỏ + cải bắp thảo cắt miếng nhỏ chần qua nước sôi.

- Đổ nước súp vào nồi lẩu với 1 chút muối và ớt băm, để lửa nóng cho nước sôi, thả tôm, sò và bong bóng vào trước, chờ sôi lại cho tiếp các hỗn hợp trên vào, nêm vừa gia vị, dùng nóng.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Sự khác nhau giữa cặp đôi và vợ chồng

Sukhacnhaugiuacapdoivavochong

Gỏi cá nhám

goicanham

Vật liệu:

- 1kg cá nhám.
- 100g gan cá.
- 100g gan heo.
- 50g mỡ cá
- 100g mè rang vàng.
- 200g tương say, bánh tráng, ớt bột khô, tỏi, đường, bột ngọt, chuối, khế, rau thơm.

Cách làm:

- Cá lạng bỏ hết da, cắt miếng dài vừa cuốn, thả cá vào nước muối ngâm 10 phút rồi vớt ra rửa sạch để ráo, đem hấp hơi 30 phút. Cá chím sắp ra đĩa.

- Chuối khế, rau rửa sạch, cắt dọc ngâm nước lạnh khi nào ăn vớt ra, khế cắt dọc, rau và chuối khế trộn chung một đĩa, bánh tráng gói lá chuối trước một đêm cho bánh dịu dễ cuốn.

Làm nước chấm:

            Phi tỏi cho thơm, cho ớt bột khô, gan heo, gan cá băm nhỏ xào chin đổ tương vào nên đường, bột ngọt vừa ăn, sôi lại nhắc xuống để nguội. Múc nước tương ra chén, trên để mè giã nhỏ.
Trải bánh trán ra sắp rau, chuối khế và cá cuốn lại chấm với tương. Làm gỏi cá nhám chọn cá thật tươi.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Xúp cá thu


Vật liệu:

- 1kg cá
- 1kg xương heo
- 50g nấm tuyết, 50g bột bang.
- 100g hành tươi, 1 nhánh thìa là.
- Muối, tiêu, bột nghọt.
- 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây.

Cách làm:

- Cá rửa nước muối để ráo; lọc lấy thịt cắt hạt lựu, củ hành rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước, ướp cá với nước hành và muối, tiêu, bột nghọt. Xương da cá, xương heo, hành tươi rửa sạch cho vào xoong nước lạnh với 1 muỗng cà phê muối nấu lấy nước dung; nấm ngâm nước lạnh nhặt sạch gỡ rời để ráo; cà rốt gọt vỏ tỉa hoa cắt lát; bột bang ngâm nước lạnh luộc chin; thìa là rửa sạch xắt nhuyễn.

- Lọc nước dung qua xoong khác đun sôi cho nấm và cà rốt vào nấu 10 phút, cho bột bang với cá vào chờ sôi lại bắc xuống cho bột nghọt, nêm vừa ăn múc ra tô lớn tắc tiêu, thìa là,dùng nóng.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Cá bống mú hấp chua ngọt


Vật liệu:

- 600g cá bống mú tươi.
- 1 muỗng canh hành tím bào.
- 1 trái cà chua chin.
- Đường, muối, 1 trái ớt chuông chin.

Cách làm:

- Cá làm sạch chiên vàng cho vào đĩa sâu lòng. Gừng củ kiệu bào mỏng, cà ớt hột cắt hạt lựu.
- Xào hành với dầu, kiệu, gừng, ớt, cà, nêm thêm một chút muối, đường; để hỗn hợp này lên cá sau đó đem hấp cách thủy 20 phút. Cá chin sang qua đĩa sạch rắc ngò cắt nhỏ, dọn ăn nóng với nước tương và ớt cắt khoanh.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Bún Mắm


Vật liệu:

- 300g mắm cá sặc, 300g mắm cá linh
- 300g cá bông lau, 300g thịt ba rọi
- 300g mực ống tươi, 300g tôm bạc thẻ
- Mỡ nước, nước mắm ngon
- 500g xương heo, 500g bún tươi
- Ớt cắt khoanh, tỏi băm, ngò gai, 1 nhánh giềng bằng lóng tay, hoa chuối bào, cọng súng bào, rau húng cây, rau dừa, giá sống

Cách làm:

- Rửa xương heo nấu nước dùng, nhúng mắm trong nước lạnh thả vô xoong nước dùng nấu sôi với giềng gọt vỏ đập dập. Cá làm sạch xắt miếng nhỏ, rửa thịt xắt mỏng, rửa tôm lột vỏ bỏ đầu và chỉ đen trên lưng, rửa mực bỏ đầu và túi mật, xắt khoanh mỏng. Rau giá nhặt sạch vẩy ráo, bún nhúng nước sôi vẩy ráo.
- Phi thơm mỡ tỏi, xào săn thịt, cho tôm và mực vào, nêm một chút nước mắm, bột ngọt, lọc nước dùng đổ vào hỗn hợp, nấu sôi thả cá vào nêm vừa gia vị, để trên lò cho nóng.
- Ngò gai rửa sạch cắt nhỏ. Dọn bún ra tô rắc ngò gai và dội nước lèo ngập bún, dọn ăn với rau và nước mắm ớt.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Gỏi cá chạch nghệ


Vật liệu:
-         1 con cá chạch nghệ lớn
-         1 it lá chuối
-         1 chén nước mắm ngon, ớt chin, tỏi.
-         1 xấp bánh tráng mỏng
-         Nước côt trái quýt, muối, đường.
-         Rau răm căt nhỏ, đọt xoài non, lá cóc non, hung cay, hung lủi, rau cần non, ¼ trái thơm thái mỏng.

Cách làm:

-         Cá làm sạch, rửa để ráo gói trong lá chuối nướng vàng 2 mặt. Cá chin gỡ nạc cho vào đĩa cùng rau răm và ớt cắt sợi.
-         Rau rửa sạch xếp ra đĩa cùng với thơm.
-         Ớt tỏi băm nhuyễn, nước quýt, đường cho vào nước mắm khuấy đều, nêm vừa ăn.

-         Dọn cá, rau sống, bánh tráng ăn với nước mắm

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Cách làm cá nướng nui



Vật liệu:
- 1 Con cá 600g
- 2 Muỗng canh mỡ nước
- 2 Muỗng canh hành lá cắt nhỏ
- Nước mắm, đường, 1 muỗng cà phê tỏi và ớt băm
- Nước cốt 1 trái chanh
- Bánh tráng và rau sống các loại
- 1/2 kg bún tươi
Cách làm
- Rau sống nhặt sạch rửa sạch vẩy ráo nước
- Bắc mỡ lên bếp, mỡ sôi cho hành lá vào trộn nhanh bắc xuống.
- Cho tỏi, ớt, đường, nước cốt chanh vào nước mắm khuấy đều.
- Cá làm sạch xiên vào que tre, nướng trên lửa than, trở đều và rưới mỡ hành lên cá cho đến lúc cá chín vàng.
- dọn ra đĩa, lấy bán tráng cuốn cá với rau sống và bún chấm nước mắm chua ngọt

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Cảm sổ mũi

Cảm sổ mũi thông thường là bệnh siêu vi khuẩn rất thường gặp ở mọi người, đặc biệt là những ngày trời lạnh. Theo đánh giá của chuyên gia y tế thế giới thì hiện nay có trên 80% dân số bị sổ mũi ít nhất 1 lần trong năm.

Làm sao để biết sổ mũi?

Trước hết mũi nghẹt hoặc chảy nước, sau đó các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện như ho, nhức đầu, hắt hơi, chảy nước mắt. Nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường hoặc lên chút ít; ở trẻ dưới 4 tuổi, thường sốt trên 39 độ... Sổ mũi thường kết hợp với bệnh viêm họng.

Cảm sổ mũi dù hiếm nhưng các biến chứng vẫn có thể xảy ra, nhất là thường gặp ở các trẻ nhỏ, người yếu hoặc lớn tuổi, chủ yếu là viêm xoang, viêm tai, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản và thậm chí viêm phổi.

Cách chữa khi cảm sổ mũi:

Thông thường bệnh cảm sổ mũi không kéo dài quá 4 đến 8 ngày. Căn bệnh này hiện nay chưa có sự trị liệu đặc hiệu đối với một hoặc nhiều loại siêu vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng cần phải chống lại các triệu chứng trên như: uống nhiều nước; Sử dụng các loại thuốc hạ sốt ( Aspirin, Paracetamol) nếu có; Dùng các thuốc bơm mũi, thông mũi ( dung dịch này rất có ích để lấy sạch và thông mũi cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ); Dùng các loại thuốc chống ho mà bác sĩ đã chỉ dẫn để làm dịu cơn ho nếu cần thiết: Khi mắc bệnh, uống Vitamin C rất có tác dụng; Đối với các kháng sinh sẽ vô hiệu vi khuẩn,không có vai trò trong việc điều trị bệnh cảm sổ mũi thông thường, kháng sinh chỉ được chỉ định khi bệnh sổ mũi kéo dài hoặc có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn, nước mũi lúc đó đặc hơn và có màu vàng nhạt.

Cách phòng ngừa:

Bệnh cảm sổ mũi do đa dạng các loại siêu vi khuẩn gây nên, nhưng hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cũng như chưa có loại thuốc phòng ngừa.
Bệnh cảm sổ mũi là bệnh truyền nhiễm, sự lây bệnh xảy ra qua sự tiếp xúc trực tiếp khi ho,hắt hơi từ người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà cách ly người bệnh, vì bệnh này cũng thường gặp và không gây nguy hiểm; song nên giữ trẻ sơ sinh cách xa những người bị sổ mũi. Đồng thời cũng nên tôn trong quy tắc về vệ sinh như: sử dụng khăn giấy dùng một lần, giạt khăn vải bằng nước javel, mực ấm khi trời lạnh, tránh để gió lạnh thộc thẳng vào mũi.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Giã biệt gầu trên tóc

   Đa số những người ở độ tuổi từ 20 đến 50 khi mùa hanh lạnh thường gặp một vấn đề phiền toái, đó là gầu trên da đầu. Gầu có biểu hiện là trên da đầu xuất hiện vảy nhỏ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi da đầu bị ra nhiều mồ hôi. Nam giới bị bệnh này nhiều hơn nữ và độ tuổi 20 thường bị nặng nhất, đến khoảng 50 thì bệnh giảm dần.

   Một loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum Ovale (P.O) hay còn gọi là nấm Malassezia Furfur là nguyên nhân gây ra bệnh gầu trên da đầu. Vi nấm này thường gặp trong không khí trên da. Bình thường thì nó không gây ra triệu chứng hoặc bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như sự thay đổi độ ẩm của da chẳng hạn thì P.O sẽ tạo gầu. Càng nhiều vi nấm P.O thì da đầu càng có nhiều gầu.

   Nói chung gầu không nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe nhưng không nên vì thế mà coi nhẹ hay lãng quên nó. Gầu gây ngứa ngáy khiến bạn thường xuyên gãi, đó chính là vơ hội để vi khuẩn xâm nhập qua các vết xước vào cơ thể. Ngoài ra bệnh này ở mức độ nặng còn ảnh hưởng đến tóc, thậm chí còn làm rụng tóc từng mảng.

   Cách phòng ngừa gầu hữu hiệu nhất là giữu cho da đầu sạch sẽ, thoáng mát. Không nên đội chung mũ dùng chung lược, khăn lau. Không nên dùng xà bông để gội đầu. 

   Những người mắc bệnh cần thường xuyên gội đầu với các laoij dầu gội không chứa dầu hoặc dầu gội trị gầu. Hiện nay có nhiều loại dầu gội trị gầu xuất hiện trên thị trường và có công hiệu tốt với tên gọi khác nhau nhưng đều có thành phần chủ yếu sau.

   Loại có chất sclenium sulfide howcj zinc pyrithione có công dụng nhanh nhất. Chất này làm giảm sự phát triển của thượng bì, có tác dụng trên vi nấm P.O, chống viêm và chống tác động của androgen nên chặn đứng được mức độ phát triển của gầu.
-   Loại có chất salicylic acid hoặc chất sulfur làm các vẩy gầu tróc ra nên việc gội đầu được dễ dàng hơn.
-       Loại có chất tar làm chậm lại mức độ phát triển của vi nấm P.O
-   Loại có chứa hắc ín thích hợp với những người có da có nhiều chất nhờn. Tuy nhiên, nó không được ưa thích lắm vì có mùi khét.

Muốn mua được đúng loại dầu trị gầu phù hợp bạn nên đọc kỹ thành phần của nó trước khi mua. Khi dùng dầu gội đầu cần chú ý các điều sau: Không nên dùng hàng ngày vì trong các loại dầu này ít nhiều dều có chứa hóa chất, nên gội xen kẽ với các dầu gội bình thường. Thời gian dùng dầu gội dầu nên kéo dài và duy trì thường xuyên vì nấm  P.O có thể thâm nhập vào da đầu bất cứ lúc nào. Nên chọn loại dầu gội trị gầu thích hợp nhất với mình, không nên thay đổi nhiều laoij dầu gội. Khi dùng dầu trị gầu không nên xả sạch ngay mà nên để trên tóc 5 phút, trong thời gian đó lấy tay cào nhẹ và thoa nắn để làm gầu tróc vẩy. Sau khi xả sạch dầu trị gầu nên gội lại bằng dầu gội bình thường loại nhẹ để tẩy hết những hóa chất, dầu và gầu còn sót.nếu thấy hiện tượng tóc rụng nhiều, tóc bị chẻ ngọn... nên bỏ loại dầu trị gầu đang dùng và chuyển sang loại mới phù hợp với cơ địa của mình

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Những câu chúc tết hay 2014


1. Vậy là 1 năm nữa đã lại kết thúc với biết bao kỷ niệm, có cả niềm vui nỗi buồn và đôi khi là cả sự thất vọng. Khoảnh khắc cuối cùng của năm 2013 khiến ta bồi hồi xúc động và 1 chút luyến tiếc cho những gì đã qua. Thời khắc đất trời chuyển giao sắp đến, chúng ta lại chuẩn bị đón một mùa xuân mới lại về, chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người, hãy bỏ lại những gì không tốt đẹp của năm cũ để bước sang năm mới với 1 niềm vui, chúc cho 1 năm mới thành công, hạnh phúc và luôn gặp thật nhiều may mắn cho tất cả mọi người. HAPPY NEW YEAR 2014.

2. Chúc mừng năm mới. Hãy giữ lại những quá khứ đẹp để động viên bản thân và bạn bè! Hãy quên đi những dĩ vãng buồn để cuộc đời ý nghĩa hơn! Một năm mới với nhiều niềm tin sẽ thành sự thật! Mỹ mãn, mỹ mãn!

3. Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc

4. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.

5. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc mừng năm mới 2014.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Phòng bệnh trong ăn uống


Bệnh tiêu chảy.



    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như: ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn quá giàu chất dinh dưỡng khiến cơ thể không hấp thu nổi nên phải tống ra ngoài. Thực ra. Tiêu chảy là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi đã bị tiêu chảy, dù nhẹ hay nặng, bệnh nhân đều bị mất nước. Nếu mất nước nhẹ ( dưới 50ml/kg)tình trạng của bệnh nhân gần như bình thường. Nhưng nếu nặng (từ 100ml/kg), bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau: Mệt mỏi, ủ rũ ( thậm chí mất hết ý thức), mắt trũng, da khô và lạnh, mạch nhanh và nhỏ rất khó bắt hoặc không bắt được, huyết ấp tụt... Trong điều trị bệnh này, điều quan trọng nhất là bù nước và chất điện giải chứ không phải nhanh chóng làm cầm tiêu chảy. Vì thế, những trường hợp tiêu chảy nặng nếu không được cấp cứu kịp thời để bù nước và các chất điện giải thì nguy cơ tử vong cao.

    Nếu bạn bị tiêu chảy do ăn nhiều thức ăn giầu dinh dưỡng, chỉ cần giảm khẩu phần hoặc chuyển qua món khác bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng nếu bị tiêu chảy do ăn thức ăn nhiễm khuẩn thì cùng với việc bù nước, muối và các chất điện giải ( bằng cách uống orezol ), dùng thuốc giảm nhu động ruột như( như spasfon, buscopan...) bắt buộc phải dùng thêm kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

Ngộ độc thực phẩm

          Người ta chia ngộ độc thực phẩm thành hai nhóm chính: Ngộ độc do vi khuẩn và ngộ độc không do vi khuẩn

    Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn

        Trong ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn người ta cũng chia thành 3 nhóm sau:

   Nhiễm độc do tụ cầu vàng: Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn có thể sống và phát triển rất nhanh trong các thực phẩm như thịt , cá, sữa, bánh trứng... Người bị ngộ độc do tụ cầu vàng thường bị tiêu chảy, nôn, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, nặng hơn thì co giật. Muốn phòng bệnh cần chú ý những điểm sau: Giữ cho nhà bếp nơi ché biến và dụng cụ chế biến thức ăn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ; phải rửa tay trước khi chế biến thực phẩm; thức ăn phải được bảo quản thật tốt, nếu cho vào tủ lạnh phải để thức ăn trong hộp kín.

    Nhiễm độc do nhóm samonella: Đây là nhóm vi khuẩn sống ký sinh ở đường ruột của gia súc, gia cầm, thậm chí ở cả tôm, cá. Nếu bị nhiễm độc thực phẩm do samonella, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau: tiêu chảy, nôn, đau thắt lưng, môi và lưỡi xuất hiện nhiều mụn rộp. Những người khỏe mạnh thì bệnh sẽ lùi trong vòng 3 – 5 ngày, nhưng người già và trẻ nhỏ sức đề kháng kém có thể bị biến chứng. Muốn phòng bệnh do nhiễm samonella không có cách nào khác ngoài việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chỉ ăn thức ăn tươi, sạch sẽ, đã qua kiểm dịch: không ăn thức ăn sống hay mới nấu tái: không để thức ăn sống cùng với thức ăn chín: thức ăn nấu xong nên ăn ngay; thức ăn để trong tủ lạnh khi đem ra dùng phải nấu lại; không ăn đò hộp kém chất lượng.

    Nhiễm độc do clostridium botunium. Clostridium botunium (CB) thường sống ký sinh trong ruột gia súc, ruột cá và bùn đất. CB có khả năng tiết ra ngoài độc tố làm hủy hoại thần kinh trung ương. Thịt, cá và đồ hộp không được chế biến sạch sẽ dễ bị nhiễm CB. Khi nhiễm CB người bệnh bị rối loạn lời nói, dần dần bị mất tiếng, liệt cơ mắt, nhìn 1 hóa 2, mạch nhanh, nặng hơn còn có thể hôn mê. Bệnh kéo dài 4 – 7 ngày, tỉ lệ tử vong do bệnh này cao chiếm từ 60 -70% và cao gấp 7 lần so với bệnh uốn ván, chủ yếu là do trung khu hô hấp bị liệt, tim ngừng đập. Để phòng bệnh nhiễm độc thực phẩm do CB các ban không nên ăn thức ăn đã ôi thiu hoặc nhiễm bệnh; nên chọn mua cá còn sống, sau khi làm sạch cá phải chế biến ngay, đặc biệt không nên ăn ruột cá, không ăn đồ hộp quá hạn và kém chất lượng.

    Ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn. 

Có 5 dạng ngộ độc không do vi khuẩn gây ra đó là:

Ngộ độc rượu: Đây là dạng ngộ độc rất dễ xảy ra trong dịp tết, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục và sức khỏe của mỗi người. Người bị ngộ độc rượu làm thần kinh thị giác bị ảnh hưởng, nếu nặng có thể dẫn đến mù lòa, hôn mê không tỉnh lại. Cách phòng tránh ngộ độc rượu tốt nhất là không uống rượu hoặc chỉ uống rượu ở mức tối thiểu.

Ngộ độc do các chất phụ gia thực phẩm: Phẩm màu thực phẩm, muối nitrit và nitrat... là các chất dễ gây ngộ độc nhất vì khi vào cơ thể, các chất này làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu. Nên hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn có nhuộm màu lòe loẹt, các thực phẩm bảo quản bằng hóa học hay muối natri như lạp xưởng, thịt hun khói...

Ngộ độc do mốc: các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc rất dễ bị mốc, nước hoa quả cũng vậy. Ngoài việc bảo quản các thực phẩm trên nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ăn đến đâu bạn chế biến đến đấy, vừa ngon, vừa bổ vừa phòng tránh được ngộ độc.

Ngộ độc do nấm độc: Cũng rất dễ xảy ra trong ngày tết và nấm là gia vị không thể thiếu ở một số món ăn. Muốn không bị ngộ độc do nấm độc, nhát là nấm khô, trước khi chế biến cần rửa sạch nấm, sau đó cho nấm vào xông và đun sôi khoảng 5 – 7 phút, đổ nấm ra rổ và vắt thật khô. Nên hạn chế ăn nấm tươi.

Ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật: Đây là vấn đề nóng bỏng làm những người có trách nhiệm đâu đầu nhiều nhất. Tàn dư của các thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngộ độc cấp tính, nặng hơn thì dẫn đến tử vong cho người tiêu dùng. Để tránh ngộ độc rau quả, trước khi chế biến, bạn nên rửa sạch và ngâm chúng vào nước muối loãng hoặc nước có pha thuốc tím khoảng 20 phút.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Những diều nên biết về viên thuốc tránh thai hàng ngày

Dùng viên thuốc uống tránh thai có lợi gì?

-         Hiệu quả của thuốc uống tránh thai rất cao nếu uống đúng theo hướng dẫn thì gần như một trăm phần trăm không có thai – khi thôi uống thì khả năng có thai sẽ quay trở lại ngay.


Dùng thuốc không ảnh hưởng đến giao hợp và không phải kiêng ngày rụng trứng, có thể giao hợp bất cứ ngày nào.

Thuốc làm cho kinh nguyệt đều, và lượng máu kinh giảm bớt đi, đồng thời làm giảm đau bngj ở những người hành kinh bị đau, đề phòng chửa ngoài dạ con.
Không bị lo ngại có thai, hai vợ chồng sẽ tận hưởng được hạnh phúc nhiều hơn trong khi quan hệ.

Những trường hợp nào không được dùng thuốc tránh thai?
            Vì thành phần viên thuốc tránh thai có chất nội tiết của buồng trứng, những chất này có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận, các bệnh về máu, người nghi ngờ có ung thư, hoặc có khối u sinh dục, người điều trị bệnh lao và nấm.

            Những em gái mới dậy thì, phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc lá (1 ngày  10 điếu trở lên).
            Người ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân. Đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi, nếu muốn dùng thì phải chọn loại thuốc chỉ có Progestagen đơn thuần.

Cách dùng thuốc tránh thai như thế nào là đúng?

            Mỗi vỉ thuốc dùng liên tục trong một chu kì sinh.
            - Uống viên đầu tiên vào bất kỳ ngày nào trong 5 ngày đầu tiên của chu kì kinh, tốt nhất là từ ngày đầu, uống mỗi ngày một viên vào giờ nhất định theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc.

            - Với vỉ 28 viên, khi uống hết vỉ phải uống viên đầu tiên của vỉ tiếp vào ngày hôm sau dù cho đang hàn kinh.

            - Với vỉ 21 viên, khi uống hết vỉ, nghỉ 7 nhày rồi dùng tiếp vỉ sau, dù đang còn kinh

Nếu quên uống thuốc thì làm thế nào?

-Nếu quên 1 viên, uống ngay 1 viên khi nhớ ra,rồi đến h uống thuốc hàng ngày uống 1 viên như thường lệ.

-Nếu quên 2 viên liên tiếp, phải uống ngay 2 viên sau khi nhớ ra và ngày hôm sau lại uống tiếp 2 viên nữa, có thể ra máu một chút và phải dùng biện pháp tránh thai như: bao cao su, xuất tinh ra ngoài, trong 7 ngày liền.

-Nếu quên 3 viên hoặc nhiều hơn, khả năng có thai sẽ nhiều, nếu tạm ngừng uống thuốc cho tới khi có kinh lại uống vỉ thuốc mới, nên nhớ trong thời gian nghỉ không uống thuốc phải dùng các biện pháp tránh thai như bao cao su,v v.

Uống thuốc tránh thai có thể gây ra những rối loạn gì?

- Một số người bắt đầu uống thuốc tránh thai có cảm giác buồn nôn, căng ngức giống như bị nghén khi có thai, hiện tượng này sẽ hết trong tuần đầu. Nếu thấy khó chịu thì nên uống thuốc trước khi đi ngủ.

- Cũng có thể thấy ra ít máu giữa hai kỳ kinh, không đáng ngại vì sẽ chấm dứt sau khi dùng thuốc 2 – 3 tháng.

Uống thuốc tránh thai có gây ung thư không?

            Nhiều công trình nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy thuốc tránh thai không gây ung thư thậm chí còn làm giảm ung thư niêm mạc dạ con một cách đáng kể vì nhờ sự có mặt của Progestagen trong viên thuốc. Tuy nhiên trong trường hợp nghi ngờ ung thư, người ta không cho dùng thuốc tránh thai loại có chứa Ostagen.

Dùng thuốc tránh thai kéo dài bao lâu?

            Có thể dùng tới khi nào chưa muốn có thai, nếu không có vấn đề gì về sức khỏe, tuy nhiên nếu đã có đủ số con mong muốn thì nên cân nhắc kĩ vấn đề triệt sản cho 1 trong 2 người(vợ chồng) thì lúc đó không cần phải sử dụng một biện pháp tránh thai tạm thời nào như phải hàng này uống thuốc.

Khi nào muốn có thai thì nên dừng uống thuốc bao lâu?

            Nói chung, khi ngừng uống thuốc tránh thai khi khả năng có thai sẽ trở lại sớm, nhưng nên có thai sau khi ngưng uống thuốc 2 – 3 tháng. Vì nếu có thai sớm thương dễ có thai sinh đôi hoặc sinh ba, do buồng trứng bị ức chế lâu trứng không chín nay được giải phóng có thể 2 – 3 trứng chín và rụng cùng một lúc, ngoài ra nên nghỉ 2 – 3 tháng còn để chờ một vòng kinh tự nhiên qua đó có thể chuẩn đoán tuổi thai và dự kiến ngày sinh tương đối chính xác


Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Cá lóc kho tộ


Vật liệu:
- 1 con cá lóc.
- Hành băm, ớt.
- Nước mắm, đường, muối.
- Mỡ nước, nước màu.
Cách làm:
     - Cá làm sạch cắt khoanh dày, rửa để ráo. Cho nước mắm, đường muối, nước màu, ớt, đầu hành băm vào tộ. Khuấy đều, cho cá vào ướp 60 phút.
     - Bắc tộ cá lên bếp nấu sôi 10 phút, rưới mỡ lên cá cho 1 chén nhỏ nước sôi vào cá, kho cá nhỏ lửa cho đến khi cạn nước, rưới thêm mỡ vào cá, nhắc xuống dùng nóng.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Để có hàm răng chắc khỏe

Khá nhiều người chỉ chú ý đến cách giữ gìn da cho mịn màng, chăm chút ăn mặc đẹp mà sao nhãng việc chăm sóc và bảo vệ răng. Một hàm răng đẹp không chỉ là “trang sức” cho nụ cười của mỗi người, là biểu hiện sức khỏe tốt mà còn tránh được những bất lợi trong cuộc sống.


Việc chăm sóc răng phải được tiến hành từ nhỏ. Ngay từ khi đứa trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên các bậc cha mẹ cần dùng bông gòn hoặc vải mềm lau sạch răng cho trẻ. Trẻ lớn lên một chút thì dùng bàn chải đánh răng. Lần đầu tiên cần đến nha sĩ kiểm tra răng lúc trẻ bước vào tuổi thứ ba.

Việc đánh răng tuy dễ mà khó. Đấy là công việc hàng ngày mà ai cũng thực hiện nhưng không phải ai cũng làm đúng. Cách đánh răng đúng là xoáy theo hình trôn ốc, như vậy các lông bàn chải mới đánh sạch các ngóc ngách và chân răng. Đánh răng hàm trên khác với đánh răng hàm dưới. Nên dùng bàn chải loại tốt, lông bàn chải không được cứng quá để tránh làm xước chân răng dễ dẫn đến viêm lợi. Bàn chải đánh răng chỉ nên dùng trong 4-5 tháng. 

Răng mang tính di truyền khá cao. Bố mẹ có hàm răng đều, trắng đẹp, chất lượng  fluo trong men răng tốt, răng khó bị cao bám, nước bọt có chất chống vi khuẩn cao... thì con cái cũng có hàm răng đẹp và tốt. Ngược lại bố mẹ răng xấu thì răng của con cũng không thể đẹp được. Nhưng việc đeo dụng cụ chỉnh hàm trong giai đoạn thay răng cũng có thể khắc phục phần nào độ khấp khểnh của răng.
Ở răng có nhiều đầu dây thần kinh, kkhoangr từ 80.000 đến 300.000 đầu dây thần kinh/milimet vuông mặt răng. Những người mà răng có nhiều đầu dây thần kinh sẽ dễ bị đau răng hơn. Điều này giả thích cho việc tại sao có những người cả đời không biết đau răng là gì trong khi người khác lại đau thường xuyên.

Khi răng bị đau cần đi nha sĩ để khám và hướng dẫn cách chữa trị, không được tự nhổ răng, nhất là các răng hàm vì làm như vậy rất nguy hiểm. Khi răng bị sưng tấy không nên tự chích hoặc nhổ răng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Nếu có điều kiện nên đi khám răng 2 tháng/lần và mỗi năm đi khám răng ít nhất 3 lần. Khi bạn thấy đau răng cũng là lúc răng hỏng nặng. Nếu không đi kiểm tra răng thường xuyên khi phát hiện bệnh chỉ còn cách cứu duy nhất là nhổ. Mỗi năm phải đi lấy cao răng một lần. Với những người hút thuốc lá thì thời hạn này là 4 tháng. Cao răng không những làm răng xấu mà còn dẫn đến các bệnh viêm nha chu và làm miệng có mùi hôi khó chịu. Sau các bữa ăn nên đánh răng sạch sẽ để vi khuẩn không làm haik được men răng. Hiện nay các nhà khoa học còn khuyên nên đánh răng ngay trước khi ăn để vi khuẩn không theo thức ăn xuống dạ dày làm ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa.

Không nên ăn nhiều kẹo, đặc biệt là sôcôla; không nên nhai, cắn các vật cứng; không nên dùng các vật cứng, nhọn, sắc để cào lên răng. Chú ý đến thành phần canxi trong các bữa ăn. Nếu cơ thể bị thiếu canxi, răng sẽ hở và bục lúc đầu và ở ngoài, sau lan dần vào tủy và cuối cùng phải nhổ bỏ răng.
Không nên lạm dụng nước súc miệng vì một số nước súc miệng có cồn sẽ làm khô, thậm chí làm rộp vòm họng. Cách tốt nhất để có hơi thở thơm tho là chăm chỉ đánh răng. Khi đánh răng cần kết hợp với việc nạo lưỡi và phía trong má