Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Tắm vì sức khỏe

Mỗi cách khác nhau có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Cách tắm thông thường rất lợi cho sức khỏe gồm có: Tắm sạch, tắm để hưng phấn, tắm để an thần, tắm nước nóng, tắm nước lạnh và tắm vừa nóng vừa lạnh.
Tắm sạch là cách tắm thông thường. Mục đích là để tẩy sạch ghét, mồ hôi và lớp da tróc trên mặt da. Nhiệt độ nước từ 35-38°C là vừa. Bình quân, vào mùa hè nên tắm mỗi ngày 1 lần, vào mùa đông mỗi tuần tắm 2 đến 3 lần, mỗi lần tắm từ 10-30 phút. Tắm sạch vừa để làm sạch, vừa giúp bạn thư giãn, tránh các bệnh về da... Tắm để hưng phấn: Mục đích là để rèn luyện thân thể, phấn chấn tinh thần. Nên tắm vào buổi sáng. Cách tắm như sau: Sau khi tắm sạch thì ngâm toàn thân vào nước lạnh 18°C khoảng 3 phút.Tắm xong phải nhanh chóng lau khô cho da đỏ lên, giúp cho máu dưới da tuần hoàn tốt hơn. Người da khô sau khi tắm nên bôi kem dưỡng da để da mềm mại Tắm để an thần: Mục đích làm mất sự mệt mỏi, người cảm thấy dễ chịu, thư giãn, được nghỉ ngơi. Cách tắm như sau: ngâm mình vào bồn nước ấm khoảng 37°C, nhắm mắt thu giãn 10-15 phút, sau đó ra khỏi bồn tắm,lau khô và xoa bóp toàn thân với kem dưỡng da khoảng 5 phút. Tắm nước nóng: Thích hợp sau khi vận động mạnh hoặc cơ bắp cứng lại. Cách tắm: ngâm mình trong bồn nước ấm từ 38°C đến 45°C khoảng phút, sau đó lau khô da rồi phối hợp xoa bóp và bấm huyệt Tắm nước lạnh: Làm cho huyết quản co lại rồi nở ra, tăng hiệu suất tuần hoàn cho máu, tăng dinh dưỡng, tăng tính đang hồi cho da, tránh được các bệnh ngoài da. Tắm nước lạnh còn là một cách rèn luyện bộ phận cảm thụ thần kinh trên da và không bị ra mồ hôi thất thường. Tắm lạnh-nóng: Trước tiên dội nước lạnh từ chân trở xuống rồi lưng, bụng, ngực. Nên tắm bằng vòi hoa sen theo cách tưới hoa, không nên dội cả gáo nước. Sau khi làm ướt toàn thân xát một ít xà phòng thơm, xoa thân rồi phun một lần nước lạnh nữa, sau đó tắm bằng nước nóng, thời gian không nên quá dài. Tắm lạnh nóng làm cho huyết quản ở da co vào rồi lại giãn ra, tăng được tính đàn hồi, làm tăng tác dụng chuyển đổi chất của da

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Vòng kinh là gì?


Là quãng thời gian tính từ ngày bắt đầu của kì kinh đến trước ngày bắt đầu của kì kinh sau, trung bình là 28 ngày. Nhưng có thể sai lệch 7 ngày cũng gọi là bình thường. Thí dụ:vòng kinh 22 ngày hay 35 ngày gọi là bình thường

kinh nguyệt là gì?


là hiện tượng chảy máu từ buồng dạ con ra ngoài do bong niêm mạc dạ con. Dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết buồng trứng, hiện tượng này xảy ra có chu kỳ hằng tháng thường ở bé gái từ 13 tuổi trở đi và hết ở tuổi 50

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

10 diều cần làm để tránh stress

   Street là một thuật ngữ chỉ sự quá tải về mặt thể chất và tinh thần.Stress có nghĩa là sức ép, sự cố gắng quá mức. Nhà tâm lý học Enc Albert định nghĩa:Stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay trong cuộc sống. Đây là một vấn đề xảy ra thường xuyên do rất nhiều nguyên nhân, có xu hướng ngày càng tăng lên trong cuộc sồn hiện đại.
   Những tình huống sau đây rất dễ dẫn đến stress: Bị ốm hoặc vừa trải qua một tai nạ trong sinh hoạt, lao động; sự căng thẳng trong cuộc sống gia đình; sự đòi hỏi phải nỗ lực đáp ứng với nhu cầu công việc; quân hệ không thoải mái với đồng nghiệp.... Thậm chí tiếng chuông điện thoại giữa đêm khuya, tiếng ồn quá mức... đều là những nguyên nhân dẫn đến stress.

   Làm gì để chiến thắng stress?
1. Hãy  luôn tạo cho mình niềm vui. Sự say mê, hứng thú trong công việc và cuộc sống, cùng với nụ cười là vũ khí hàng đầu chống lại stress.
    Bạn hãy tham gia vào các hoạt động giả trí lành mạnh và nếu mệt nên nghỉ ngơi. Khi cần thiết phải giảm cường độ lao động cả về thể lực và trí lực. Hãy tạo cho mình cơ hội nghỉ ngơi tích cực như tham quan, du lịch....
2. Cần biết hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến stress. Cần phải thích nghi với hoàn cảnh, không nên thụ động trước hoàn cảnh dẫn đến stress. Hãy cố gắng giành thế chủ động trong mọi tình huống, Nhưng cần tránh bị kích động.
3. Thường xuyên tập thể dục chơi thể thao... sẽ giúp ta quên đi phiền muộn. Nên tập ở các CLB để thấy hứng thú hơn.
4. Hãy tập thư giãn cả thể xác và tinh thần. thiền là một hoạt động mà trí tuệ được tập trung cao độ. độc lập, làm con người cách ly với thế giới xung quanh trong trạng thái thư giãn sâu của thể xác và tinh thần. Thư giãn là một phương pháp cực kỳ hiệu quả đưa đến thư giãn tinh thần, loại trừ mọi cảm giác thái quá, xóa bỏ nhiều kích thích có năng lương âm tính.
5. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, tăng đạm. Ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng cho một ngày làm việc. Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, chè, socola...... sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, tỉnh táo hơn.
6. Hãy tạo cho mình giấc ngủ sâu, ngủ đủ, ngủ đúng giờ.
7. Hãy coi stress là tác nhân để thích nghi, là biện pháp giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
8. Tăn cường các quan hệ bạn bè, hãy tạo dịp tiếp xúc với bạn bè thân để tâm sự. Đây là một hình thức giải tỏa stress tích cực. Nên từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình.
9. Bất cứ lúc nào có thể bạn hãy tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, tập thở bụng, howcj xoa bóp, bấm huyệt... sẽ giúp bạn thư giãn.
10. Hãy sống cho ngày hôm nay và sống cho tương lai. Xác định mục đích cho ngày hôm nay. Không nên đòi hỏi quá khả năng chính mình

Cá hấp nấm thịt cho dịp cuối tuần


Vật liệu:
   -Cá cam(hay cá thu,cá chim);600g - 700g
   -100g thịt ba chỉ
   -25g nấm mèo
   -100g dưa cải chua
   -1 muỗng canh tàu xì
   -1 miếng nhỏ gừng tươi
   -100g bún tàu
   -Hành lá + củ
   -2 muỗng can mỡ
   -Ớt, ngò, nước, mắm, bột canh, tiêu
Cách làm:
   -Cá làm sạch. Nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt hòa tan ướp vào cá để riêng.
   -Thịt ba chỉ thái mỏng, dưa cải chua, bún tàu rửa sạch cắt từng đoạn ngắn, nấm mèo thái nhỏ, gừng tươi thái lát mỏng, mỡ phi hành thơm, ớt thái theo chiều dài làm bốn cánh, hành để nguyên cọng.
    -Lót dưa cải chua dưới đáy của dụng cụ hấp(thố, ngăn nhôm...có nắp đậy),cá đặt vào giữa, phía trên lần lượt trải: thịt, nấm mèo, bún tàu, gừng, hành lá, đặt vòng hai bên, ớt để ở đầu và đuôi cá,cuối cùng tưới mỡ lên.
   -Cho vào sông hấp cách thủy chừng 40phuts.
   Khi ăn muốn đẹp, chuyển cá qua đĩa bầu dục sâu lòng, cho ngò và rắc tiêu lên ăn nóng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Thay đổi thói quen để mùa đông thêm ấm ấp


Không nên để nhiệt độ trong nhà quá ấm, đút tay vào túi hay vừa đi vừa uống cà phê, trà nóng.

Để nhiệt độ trong nhà quá ấm

Khi bạn đi từ trong nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh khiến cơ thể thay đổi đột ngột, gây ra bệnh Raynaud làm ngón tay, ngón chân, chóp mũi, tai... bị tê buốt, các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị hẹp, tạm thời co thắt, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng, bác sĩ John Scurr, phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện ĐH London cho biết.


Bác sĩ John khuyến cáo, để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên để nhiệt độ quá nóng trong nhà, nên giữ ở mức 18 đến 20 độ C.

Uống trà, cà phê

Mặc dù nhâm nhi một tách trà nóng hay cà phê trên đường đi làm có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp hơn, nhưng thực chất caffein trong đồ uống sẽ làm cơ thể bạn bị mất nhiệt.

Bác sĩ Eddie Chaloner, Bệnh viện đa khoa Lewisham cho biết, khi bạn ở bên ngoài trời lạnh, dùng thức uống nóng chứa caffein, bạn có thể cảm thấy lạnh nhanh hơn người khác. Nên thay bằng đồ uống thảo dược như trà gừng, nó có nhiều chất khiến cơ thể nóng lên một cách tự nhiên.

Đút tay vào túi

Khi chúng ta lạnh, bản năng là đi bộ với hai bàn tay đút trong túi. Tuy nhiên, bác sĩ Tim Hutchful, Hiệp hội Y khoa Anh cho biết, tốt hơn hết là đi bộ với bàn tay để ra ngoài, thoải mái đong đưa, cử động.

"Khi bạn làm vậy, cơ bắp sẽ được hoạt động thường xuyên, cải thiện lưu lượng máu, tăng nhiệt độ cơ thể", bác sĩ Tim giải thích.

Ăn ít protein

Nhiều người nghĩ rằng mùa đông ăn nhiều chất béo sẽ giúp cơ thể ấm hơn, nhưng thực ra protein mới giúp tăng nhiệt độ đáng kể, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Schenker cho biết.

"Đối với bữa sáng, bạn có thể ăn cháo, thêm một cốc sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa hàm lượng protein cao hơn sữa thông thường. Bạn cũng có thể thay thế bằng một hộp sữa chua tự nhiên", bác sĩ Sarah đưa ra lời khuyên.

Đội mũ len thật dày

Tiến sĩ Andrew Camilleri, chuyên khoa tai, mũi, họng Bệnh viện ĐH Nam Manchester NHS Trust cho biết, chúng ta mất 30% nhiệt độ cơ thể thông qua đầu. Khi mua mũ, nên chọn một chiếc có phần chỏm mũ không quá dầy, nhưng kích cỡ mũ lớn để không bị mất nhiệt dễ dàng. Nên chọn chiếc mũ làm từ lông cừu hơn là len, nó vừa có tính cách điện vừa giữ không khí tốt giữa mũ và đầu, giúp giữ ấm rất tốt.

Không dưỡng ẩm cho da viêm

Tiến sĩ Anshoo Sahota, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Barts NHS Trust cho hay, nếu bạn bị viêm da, nên dùng kem dưỡng ẩm nhiều hơn khi thời tiết lạnh.

Theo ông, da bị viêm mất nhiệt nhiều hơn vì ảnh hưởng đến lưu lượng máu trên bề mặt da. Nhưng bạn có thể ngăn chặn hiện tượng này bằng cách sử dụng nhiều loại kem dưỡng ẩm cũng như các phương pháp điều trị chống viêm như kem có chứa steroid.

Để bụng, bàn chân lạnh

Chân rất khó để giữ ấm vì vậy không nên để nó quá lạnh, vì nó có thể gây lạnh lên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Mùa đông nên đặc biệt giữ ấm chân bằng cách đi tất, và một đôi giầy đủ ấm áp.

Bạn cũng không nên để phần bụng bị lạnh, nên mặc thêm áo gile để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Ru rú ở trong nhà

Các nhà khoa học tại ĐH Toronto cho biết, trong mùa đông, nếu chỉ suốt ngày ở trong nhà, bạn cảm thấy lạnh lẽo hơn là ra ngoài, tham gia các hoạt động với mọi người.

Tiến sĩ Jan Wise, bác sĩ tại London cho biết: "Khi tiếp xúc với nhiều người, hoạt động vui chơi, chúng ta sẽ bị phân tâm và không chú ý đến nhiệt độ".

Theo ông, xã hội hóa ngay trong chính ngôi nhà cũng có những lợi ích tương tự, ví dụ chơi đùa với người thân, trẻ nhỏ, cùng nhau giặt giũ, nấu cơm.

Không suy nghĩ

Theo một nghiên cứu tại ĐH Southampton, suy nghĩ về quá khứ có thể giúp cơ thể ấm lên. Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia khảo sát nghĩ về những sự kiện bình thường trong quá khứ hoặc một kỷ niệm đẹp đẽ và sau đó dự đoán nhiệt độ căn phòng.

Những người suy nghĩ về những gì đã qua cảm thấy căn phòng ấm áp hơn. Việc này được lý giải là do nỗi nhớ tái tạo cảm giác thoải mái trước hiện tượng vật lý khiến bạn cảm thấy ấm áp hơn hoặc mức độ vui vẻ tăng lên.

Hãy ăn bữa sáng một cách khoa học


Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn sáng sao cho đúng.

Nhịn ăn sáng không tốt cho sức khỏe nhưng ăn sáng không đúng cách cũng không có lợi. Nó không những khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng mà thậm chí còn ảnh hưởng đến trọng lượng của bạn. Dưới đây là những sai lầm khi ăn bữa sáng mà bạn nên biết để tránh.


1. Ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy

Thực tế, ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy lại không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn có hại cho dạ dày.

Sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để “xử lý” và hấp thụ nốt phần ăn đó. Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Vì vậy, khi ngủ dậy, bạn nên vận động, nghỉ ngơi và ăn sáng sau đó khoảng 20-30 phút.

2. Ăn đồ ăn lạnh

Cho dù đó là mùa hè thì bạn cũng không nên ăn đồ lạnh trong bữa sáng. Buổi sáng, cơ thể bạn bao gồm cơ bắp, thần kinh, mạch máu đang ở trạng thái co lại. Nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông... ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến táo bón, giảm sức đề kháng của cơ thể.

3. Uống nước sinh tố hoa quả thay vì ăn hoa quả tươi

Bạn thích xay hoa quả để làm sinh tố cho bữa sáng hơn là ăn hoa quả tươi. Điều này có thể thỏa mãn khẩu vị của bạn nhưng bạn cần nhớ rằng, hoa quả sau khi xay qua máy xay sinh tố sẽ bị giảm một lượng đáng kể các chất vitamin, khoáng chất và chất xơ. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc và ăn hoa quả tươi để đảm bảo dinh dưỡng và tránh bổ sung nhiều calo, đường vào cơ thể như với sinh tố hoa quả.

4. Ăn một bữa ăn sáng như cho trẻ em

Vì lo sợ tăng cân nên bạn chọn cho mình chế độ ăn uống với lượng thực phẩm ít ỏi như dành cho trẻ em. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt cho bạn. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động trong một ngày mới. Nếu ăn một bữa ăn quá ít calo, lượng calo cung cấp và chuyển hóa thành năng lượng không đủ sẽ khiến cho bạn nhanh chóng bị uể oải, mệt mỏi và đói bụng trước giờ ăn trưa.

5. Ăn đồ ăn thừa từ hôm trước

Không ít người có thói quen ăn đồ ăn thừa còn lại từ hôm trước vào bữa sáng hôm sau. Điều này có thể không gây nhiều ảnh hưởng nếu thực phẩm đó được bảo quản tốt.

Trong một vài trường hợp, thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ, thậm chí có những loại thức ăn còn có thể sản sinh ra nitric có hại cho sức khỏe con người. Nếu bạn ăn phải những thức ăn này thì sẽ có thể bị đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, năng lượng cung cấp cho cơ thể cũng thấp nên bạn sẽ không cảm thấy khỏe khoắn trong một ngày mới.

6. Uống nhiều cà phê hoặc trà vào bữa sáng

Một tách cà phê hoặc trà có thể giúp thúc đẩy tâm trạng và tăng sự trao đổi chất của bạn, nhưng bạn không nên uống quá nhiều.

Caffeine có trong cà phê, trà sẽ kích thích sản xuất hormone gây stress trong cơ thể, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn khiến bạn ăn nhiều, tăng cân. Đồng thời, caffeine còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng đến dạ dày.

7. Ăn buffet cho bữa sáng

Một bữa ăn buffet sẽ khiến bạn khó xác định được lượng calo mình tiêu thụ cũng như các loại thực phẩm bạn ăn. Do đó, bạn dễ gặp phải sai lầm trong lựa chọn thực phẩm (chọn nhiều đồ ăn chứa đường, dầu mỡ...), khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong buổi sáng, giảm sự tập trung trong công việc. Thậm chí, bạn sẽ có nguy cơ tích thêm nhiều mỡ vào cơ thể nếu thường xuyên ăn sáng theo cách này.

8. Vừa đi vừa ăn

Để tiết kiệm thời gian, không ít người có thói quen vừa đi vừa ăn hoặc ăn trong lúc chờ xe bus... Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến cho dạ dày của bạn phải làm việc vất vả hơn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bị chứng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đau bụng.

Bài thuốc đơn giản từ quả bầu


Quả bầu là một loại thực phẩm để nấu ăn như xào, nấu canh, luộc...rất ngon. Trong thực tế, tất cả các bộ phận của cây bầu như lá, tua cuốn, hoa, rễ bầu... đều có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu.

Toàn bộ cây bầu đều có tác dụng

- Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường...

- Lá bầu được coi như là một loại thức ăn chống đói

- Tua cuốn bầu có tác dụng trị rôm, mụn nhọt

- Hoa bầu dùng để nấu nước uống sẽ chống mất nước. Ngoài ra hoa bầu kết hợp với hải sản như tôm, cua,... chống tiêu chảy.

- Hạt bầu: Có tác dụng đối với những người viêm nướu răng, tụt lợi răng. Dùng nước sôi hãm khoảng 10 hạt bầu già sẽ rất tốt cho răng và nướu răng.

Đặc biệt, đối với những người bị tiểu đường, nếu ăn bầu sẽ có tác dụng hút đường trong cơ thể.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, bầu còn là một vị thuốc dân gian tốt có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, nhuận tràng, chống táo bón. Ngay món bầu luộc chấm muối vừng tuy bình dị nhưng lại là một món ăn mát, bổ và lành. Sự kết hợp giữa bầu với vừng (nhất là vừng đen) làm cho món ăn trở thành ngon, bổ. Cả hai đều có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Bài thuốc từ quả bầu:

Nhuận tràng: Bầu luộc chấm muối vừng, một món ăn giản dị, ngon miệng mà có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Tiểu đường: Người bị tiểu đường, đái dắt ăn canh bầu hàng ngày cho hiệu quả tốt rất.

Răng lợi: Sưng mộng răng hay bị tụt lợi có thể chữa bằng cách lấy hạt bầu đun lấy nước ngậm và súc miệng từ 3-4 lần/ngày.

Bệnh về da: Lấy hoa và tua cuốn của bầu nấu nước cho trẻ tắm, có tác dụng phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa vào ngày hè nóng nực.

Trị bệnh vàng da: lấy rễ bầu sắc nước uống (có thể cho thêm chút đường).

Viêm gan, sỏi đường niệu, huyết áp cao: quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.

Trị bí tiểu, tiểu tiện: Người bị bí tiểu lấy nửa quả bầu và 5 củ hành sắc lấy nước uống 2-3 lần/ngày.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em


Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng đối với trẻ em, điều trị bệnh tiểu đường rất khó bởi trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.

Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuyp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.


Ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng nhưng cơ thể không sử dụng được do thiếu hụt insulin.

Tiểu đường tuyp 1: tiểu đường phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 1 cần điều trị bằng insuline thì mới có cơ hội sống.

Tiểu đườngttuyp 2: thường gặp ở người lớn tuổi hơn (trên 40 tuổi) và thường gắn liền với tình trạng thừa cân. Những người này có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả. Chế độ ăn và tập luyện có thể cải thiện đường huyết

Vì sao trẻ bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường type 2 cực cao. …

Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường

- Đi tiểu thường xuyên

- Hay khát nước, uống nhiều nước

- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

- Mệt mỏi

- Thay đổi cảm xúc

Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.

Một số điều cần biết về bệnh tiểu đường

- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.

- Nguyên nhân tiểu đường type 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.

- Bệnh tiểu đường ypeype 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường type 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời.

Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.

Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.

Có thể bạn chưa biết về những tác dụng của gừng

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong các món canh, xào, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe. Dưới đây là vài công dụng ít ngờ từ loại gia vị này, theo Sg.theasianparent.


Giảm cân

Gừng chứa một "nhà máy" sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.

Giảm sự khó chịu của dạ dày

Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Nó cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như buồn nôn, nôn và chóng mặt. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.

Ngăn ngừa và chống lại ung thư

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.

Cải thiện tiêu hóa

Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.

Chữa đau bụng kinh

Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.

Cách tự làm trà gừng

Có nhiều cách để thưởng thức gừng nhưng một trong những cách dễ nhất và nhẹ nhàng nhất là uống một tách trà gừng nóng. Cách làm khá đơn giản: Nạo hai muỗng cà phê gừng tươi. Thêm hai thìa nước nóng. Ngâm gừng trong nước nóng khoảng 10 phút trước khi lọc bỏ bã. Lấy một túi trà, có thể là trà đen, và thêm nước gừng vào. Bạn có thể thêm vào một muỗng cà phê mật ong để trà gừng ngọt và thơm hơn.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Những cách chăm sóc da mặt mùa đông hiệu quả


Khí hậu khô lạnh sẽ làm da bạn khô rát khó chịu. Cùng cải tạo và giữ gìn sức khỏe của da trong mùa đông chỉ với 7 cách sau đây.

1. Thay đổi công thức chăm sóc da

Bạn không thể áp dụng cách thức chăm sóc da của những mùa khác vào mùa đông, bởi mỹ phẩm bạn dùng sẽ chẳng có tác dụng gì, thậm chí chúng còn gây ra ảnh hưởng gây nguy hại cho da của bạn. Thay vào đó, bạn cần thay đổi cách thức, mua những loại kem dưỡng phù hợp cho mùa khô hanh.

Nếu tiếc những thứ mỹ phẩm cũ, bạn hãy lựa chọn thành phần trong mỗi loại để từ đó tìm ra cách chăm sóc sao cho phù hợp nhất với cô nàng thời tiết đỏng đảnh và xám xịt nhé.

2. Đừng quên dùng sản phẩm chống nắng


Khi thấy trời tiết chuyển lạnh không có ánh nắng mặt trời, nhiều bạn gái nghĩ không cần dùng kem chống nắng nữa. Đó là một sai lầm, bởi dù trời không có nắng, da bạn vẫn bị ảnh hưởng và nhanh lão hóa.

Đừng bao giờ bỏ qua kem chống nắng. Chỉ có điều vào mùa đông, bạn có thể dùng loại sản phẩm có độ SPF dưới 30. Ngay cả các sản phẩm khác như son môi, BB cream hay CC cream, bạn cũng chú ý đến chỉ số SPF nhé.

3. Tẩy tế bào chết
 

Đừng quên tẩy tế bào chết, bởi công đoạn này giúp da bạn không bị khô và bong tróc. Hơn thế, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp da bạn bớt thâm sạm giữa thời tiết lạnh lẽo.

4. Đeo găng tay

Theo bác sĩ da liễu Deborah Sarnoff, việc đeo găng tay mùa lạnh không chỉ giữ ấm cho tay và cơ thể mà chúng còn giúp da tay của bạn bớt nứt nẻ. Khi đi ra ngoài, bạn nên đeo khăn tay giúp da bớt nhăn nheo do gió lạnh tác động.

5. Kem dưỡng ẩm


Khí hậu khô hanh khiến da bạn bị mất nước dẫn tới nứt nẻ. Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da. Bạn có thể uống collagen, thoa huyết thanh dưỡng da để có làn da mịn màng láng mượt.

6. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Thời tiết khô lạnh gây khó chịu cho da và mũi. Nếu có thể, hãy sắm một chiếc máy tạo ẩm hoặc dụng cụ phun sương để trong phòng, giúp cho da, môi và mũi bớt khô hanh. Dụng cụ này có bán nhiều trên thị trường và giá cả cũng phải chăng, bạn dễ dàng sở hữu chúng để giúp việc chăm sóc da đạt hiệu quả.

7. Uống nhiều nước

Không chỉ thường xuyên dùng kem dưỡng ấm thôi đâu nhé. Cung cấp nước từ bên trong sẽ giúp da của bạn khỏe mạnh và láng mịn. Hãy nhớ uống nước nhiều hơn ngay cả khi không khát. Ngoài ra, bạn nên bổ sung độ ẩm bằng các thực phẩm chức năng chứa nhiều vitamin C và E.

Chăm sóc da mặt đúng cách hàng ngày

Một làn da mịn màng trắng sáng sẽ giúp bạn luôn trẻ trung trong mắt người đối diện, vì thế ngoài thời gian đi spa dưỡng da, bạn cần tạo cho mình thói quen chăm da hằng ngày.

Những thói quen chăm sóc da hàng ngày mà bạn nên thực hiện

Vào buổi sáng:

- Dùng sữa rửa mặt để rửa sạch chất nhờn do da tiết ra trong suốt đêm qua.

- Xoa kem dưỡng da. Nếu kem dưỡng da không chứa chất chống nắng thì bạn nên xoa thêm kem chống nắng. Bạn nên tạo cho mình thói quen xoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà, vì ánh sáng từ cửa sổ cũng làm da đen đi.

- Sử dụng kem dưỡng mắt. Nó có tác dụng ngăn ngừa ánh mặt trời và mất nước cho làn da nhạy cảm vùng mắt, ngăn ngừa vết nhăn trên khóe mắt.

Bạn nên thủ một bình xịt khoáng cho những người da thiếu nước do ở môi trường có điều hoà nhiệt độ hoặc giấy thấm dầu cho những người bị da dầu.

Vào buổi tối

- Tẩy trang là việc đầu tiên quan trọng nhất, đặc biệt là khi bạn thường xuyên trang điểm. Nên dùng nước tẩy rửa đặc biệt và thêm một lọ nước hoa hồng.

- Bôi kem dưỡng da cho cả da mặt và da mắt, nhưng sau đó rửa phần mắt. Kem dưỡng da chuyên biệt dùng cho mắt thường bôi 15 phút.

- Cũng không quên xoa kem dưỡng thể, trước đó bạn nên tắm sạch sẽ và massage nhẹ nhàng làn da, chú ý ở cổ, lưng bàn tay, gót chân, đầu gối, khuỷu.

Một tuần, bạn nên đắp mặt nạ hai lần và nếu có điều kiện đi spa thì không nên làm quá 2 lần 1 tháng.

Hướng dẫn tự khám ung thư vú tại nhà

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ là cách tốt nhất để điều trị có hiệu quả loại ung thư này. Tự khám vú sẽ giúp bạn phát hiện sớm ung thư vú.

Tại sao phải biết tự khám vú?

Tự khám vú sẽ giúp bạn phát hiện sớm ung thư vú.

Bạn tự khám vú lúc nào và nơi nào là thích hợp nhất ?

Tốt nhất là bạn khám sau khi hành kinh, lúc mô vú mềm mại nhất. Nếu bạn đã mãn kinh thì nên tự khám định kỳ hàng tháng. Bạn hãy tự khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần.

Cách tự khám vú:

Bước 1: Ở tư thế xuôi 2 tay

Cởi trần đứng trước gương, 2 tay xuôi tự nhiên theo thân người. Nhìn thật kỹ vào ngực để quan sát đặc điểm của da, độ lớn nhỏ của vú, hình dạng núm vú. Nhìn thật kỹ để tìm những thay đổi bất thường như: dấu hiệu sưng nề của da giống như vỏ quả cam, vùng đỏ da, vùng lõm da, núm vú bị biến dạng hoặc bị kéo lệch hoặc bị tụt vào.

Cần nhìn và so sánh hai vú với nhau.

Bước 2: Ở tư thế đưa 2 tay lên đầu




Bạn đứng ở tư thế đưa cao 2 tay lên đầu hơi gập người về phía trước. Động tác này giúp cho bộ ngực của bạn đưa ra trước và giúp bạn dễ nhìn hơn.

Hãy nhìn thật kỹ hình dáng bên ngoài của hai vú và lưu ý những dấu hiệu bất thường như ở bước 1.

Bước 3: Ở tư thế đứng chống nạnh




Bạn ở tư thế đứng chống nạnh, hơi gồng người một chút. Động tác này làm căng cơ ngực khiến cho hình dáng bên ngoài tuyến vú nổi rõ hơn.

Bước 4: Ở tư thế một tay đưa lên đầu


Đưa một tay lên đầu và khám ngực bằng tay còn lại. Dùng 3 ngón tay xòe thẳng xoa nhẹ lên tuyến vú, bắt đầu từ trong quầng vú, vừa xoa vừa di chuyển ra ngoài theo đường xoắn ốc, đồng tâm, hoặc tia bán kính

Khi sờ thấy một vùng nào đó bất thường thì nên kiểm chứng vùng tương tự ở vú bên kia xem có giống hay không? Nếu giống là điều bình thường, bởi vì tuyến vú luôn luôn đối xứng với nhau cả về hình dạng bên ngoài lẫn cấu tạo bên trong.

Sau đó, bạn tiếp tục khám lên cao ở vùng nách, vì tuyến vú kéo dài đến tận vùng nách. Sau cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nặn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hoặc máu không? Hãy kiểm tra cẩn thận mỗi bên vú trong các tư thế này để có thể phát hiện ra những bất thường nếu có. Nếu mới bắt đầu tự khám vú thì có thể khám nhiều lần.

Bước 5: Ở tư thế nằm có độn gối hoặc khăn dưới vai

tự khám vú để phát hiện sớm bệnh ung thư 4

Thực hiện lại động tác khám giống như khám khi đứng, không để sót phần nào của vú, kể cả ở nách.

Khi khám xong một bên thì tiếp tục khám vú bên kia.

Bạn phải làm gì khi phát hiện bất thường ở vú?

Việc tự khám vú không đồng nghĩa là tự chẩn đoán bệnh của mình. Khi phát hiện được một khối trong vú hoặc có những bất thường về da hoặc có chảy máu hoặc chảy nước vàng ở núm vú thì:

Đừng hoảng sợ, vì đó cũng có thể chỉ là biểu hiện của các bệnh lành tính của vú.
Hãy đến khám ngay tại một phòng khám chuyên khoa về vú.
Tuyệt đối không được đắp bất cứ lá hay thuốc gì lên vú.

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể chẩn đoán và điều trị đúng cho bạn.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú

Trong trường hợp nghi ngờ ung thư vú, các phương pháp chẩn đoán hiện đại sẽ giúp bạn có được chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn bệnh.

1. Chụp nhũ ảnh:

Chụp nhũ ảnh là phương pháp chụp X quang quy ước, cho phép phát hiện các bất thường ở các ống tuyến vú, nơi xuất phát của 95% các ung thư vú. Chụp nhũ ảnh được chỉ định khi có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào. Đặc biệt, chụp nhũ ảnh kết hợp với siêu âm sẽ giúp nhận ra ngay các nang tuyến vú bất thường.

2. Siêu âm:

Siêu âm đóng vai trò bổ sung và không thay thế được chụp nhũ ảnh. Siêu âm có thể giúp định vị tổn thương bất thường để dễ lấy mẫu bệnh phẩm hoặc xác định tổn thương dạng nang trong tuyến vú

3. Chụp cộng hưởng từ (MRI):

Đây là kỹ thuật khảo sát hình ảnh rất hữu ích trong một số trường hợp đặc biệt, khi chụp nhũ ảnh và siêu âm gặp khó khăn, hình ảnh không đặc trưng. Phương pháp này cũng rất hữu ích trong việc khảo sát các tuyến vú đã xạ trị.

4. Chẩn đoán tế bào học:

Đây là phương pháp dùng kim nhỏ để chọc hút khối bướu đặc để lấy các tế bào mang đi khảo sát bằng kính hiển vi. Khi có một tổn thương dạng nang, việc chọc hút bằng kim nhỏ có thể rút cạn dịch trong nang và chữa khỏi bệnh. Đây là một thao tác đơn giản, không gây đau, không cần gây tê tại chỗ.

5. Lấy mẫu bệnh phẩm qua sinh thiết hoặc phẫu thuật:

Nếu các triệu chứng lâm sàng và các chẩn đoán trên không cho phép khẳng định tổn thương hoàn toàn lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân lấy mẫu bệnh phẩm qua sinh thiết hoặc phẫu thuật để có được chẩn đoán xác định. Bệnh phẩm được lấy bằng cách sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm và gây tê tại chỗ, không cần nằm viện. Đối với khối bướu đặc và nhỏ, bác sĩ có thể cắt rộng bướu để phân tích giải phẫu bệnh.